Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

                

                             Cung chúc tân xuân phước vĩnh cửu
                             Chúc toàn gia quyến được an khương
                             Tân niên lai đáo đa phú quý
                             Xuân đến an khương vạn thọ trường

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

MERRY CHRYSTMAS

                                     



                 

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Mai tứ quý

Mai tứ quý không có vẻ đẹp rực rỡ như mai vàng, kiêu sa như mai trắng, nhưng khi ra hoa nó mang lại vẻ đẹp bất ngờ, lạ và đúng như tên gọi: quý. Cây mai tứ quý nhà mình năm nay mới nở được 2 màu: vàng và đỏ. những cánh hoa tươi rói sức xuân giữa mùa đông giá rét sao mà yêu quá


                                   






Cây hoa không có dáng đẹp mà phát triển tự nhiên bên  tiểu cảnh sơn thủy làm cho tiểu cảnh thêm duyên dáng

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

chị ơi

                                
                                                           

Cõi vĩnh hằng
Ai đợi
Chị ơi
Miền dương thế
còn mình em
hiu hắt
Cánh đồng rộng
Ngọn gió đông se sắt
Mắt cay sè mà lệ chẳng thể rơi
Chị thương em
Đơn độc giữa cuộc đời
Em thương chị
Chưa một ngày sung sướng
Hạnh phúc thế gian chỉ là mộng tưởng
Chị về
Em đợi
...Một chiều mưa.


     11 - 12 - 2011




Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Hoa mới mua và hoa mới nở

Phiên chợ Mơ trước mua được giỏ dã yên thảo có 10.000đ, treo lên bức tường  cạnh hiên, từ hôm đó đến nay hoa nở liên tục và ngày càng thắm màu. thật là vừa rẻ lại vừa đẹp


Nhưng điều làm mình thích thú hơn nữa là khi mới dọn sang đây, có một số gốc nhãn bị chặt khi làm nhà, mình ký vào ít cây lan rừng. Mãi sau mới phát hiện gốc có dáng đẹp nhất lại là gốc khế, chán quá, đem xếp dưới tán cây nhãn ngoài vườn và bỏ đày bỏ liều suốt hơn 2 năm, bỗng gần đây phát hiện một mầm nụ, mình cũng không biết tên, may có ông anh đến chơi bảo đó là đai châu trắng, nhưng vì còn non nên ngắn. Ít hôm sau, mầm nụ đó nở ra những bông hoa đẹp và có mùi thơm thoang thoảng thật quyến rũ. Thế là bê ngay ra trước hiên trưng, ai đến cũng khen.


Còn đây là cành hoa mà mình tạm gọi là hoa giềng vì thân nó giống hệt cây giềng. Loài hoa này cũng có hương thơm rất dễ chịu, nhưng nếu cắt cành để chơi trong nhà thì hoa chỉ nở có một ngày là tàn rồi đóa khác lại nở tiếp. Lần sau mình sẽ để trên cây xem sao.




Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Hoa cuối thu

Năm nay dendro có vẻ sung mãn lạ. Các giả hành liên tục trổ hoa, rất bền, hàng tháng chưa tàn mà lại tiếp tục ra mầm hoa thứ cấp


                                                                                                                                                  

  rồi cẩm cù cũng liên tiếp khoe sắc

PIC_1892.JPG 

                                         Hồng có quanh năm, nhưng mùa này hoa đẹp và bền

   PIC_1988.JPG     

    Hoa ly cũng đẹp                  
       
                                    





     

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Thày và chuyến tàu im lặng



Mười lăm năm,
Khi con trở lại trường,

Thày đã trải bảy mươi lần sinh nhật.
Vẫn vầng trán mênh mông chân thật,
Vẫn nụ cười hiền từ bao dung,
Vẫn đôi mắt trầm tư, nhân hậu đến vô cùng.
Con bỗng nhận ra

 Mái tóc Thày đã mang màu sương sớm.
Thời gian trôi như chuyến tàu im lặng
Chở không ngừng kỷ niệm tháng ngày qua.
Trí lực Thày theo học trò ra đi.

Còn lại, vẫn là một tâm hồn bình dị.
Bước chậm lại, vẫn không ngừng trăn trở,
Bởi trái tim thày vẫn mãi yêu thương.
Với cuộc đời,
Thày là một cây xanh

Mà trái chín 
Là những học trò 
           đã trưởng thành qua năm tháng,
Là những công trình cuộc đời Thày dành trọn.
Trong phòng nhỏ,
một dáng ngồi bình lặng

Và quanh thày là tri thức với suy tư.
Nắng ngoài đường như giữ lại những tiếng ve,
Đừng khuấy động sự bình yên trí tuệ.
Rồi những mùa hè cứ qua đi như thế,
Sẽ vẫn là Thày,
Với mái tóc bạch kim,

Với vô cùng sâu thẳm của trái tim,
Với lớp lớp học trò trẻ, già, trai, gái.
Với quá khứ, tương lai và hiện tại,
Là trọn vẹn niềm vui đời dành lại cho Thày



Viết trong ngày mừng sinh nhật GS Nguyễn Thạc Cát
           3 - 12 - 1983

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Hạ Long.



Là thành phố, em còn rất trẻ
Sức thanh xuân hăm hở, ồn ào
Là biển, em vô tư và sôi động
Là núi, em trầm tư, chín chắn biết bao
Hạ Long ơi!
Với ta,
Em là một thời sáng trong kỷ niệm
Tuổi học trò, trang giấy trắng tinh khôi
Em là nỗi nhớ không nguôi
Về những tình yêu
Về những mộng mơ
Về những tháng ngày
Không bao giờ phai nhạt.
Với riêng ta,
Em mãi là cơn khát
Giữa cuộc đời, các mạch nước cạn khô.
Ta vẫn nghe những con sóng vỗ bờ
thuở thiếu thời, đưa ta vào mơ ước.
Đời chẳng cho ta một dòng nước mát
Đời chẳng cho ta một lần trái ngọt
Mơ ước suốt đời là mơ ước mênh mông
Trọn đời ta nhớ Hạ Long.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Năm cách đơn giản để mang lại cuộc sống bình yên cho riêng mình


Năm cách đơn giản để mang lại cuộc sống bình yên cho riêng mình
23.08.2011 07:24
http://phatgiaovnn.com/upload1/uploads/News/pic/1314059069.phatgiaovnn.com.jpg

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những phương tiện như ti vi, đài, mạng internet, các mạng xã hội, thư điện tử, báo chí, sách, vở, phim ảnh.

Xã hội của chúng ta cần di chuyển, sống nhanh và chúng ta tự hào với khả năng làm được nhiều thứ một lúc. Chúng ta bắt đầu những ngày của mình bằng việc nghe tin tức khi chuẩn bị thay quần áo đi làm. Trên đường đến nơi làm việc hay trường học, chúng ta nghe đài trên xe và dùng tai nghe điện thoại để nghe nhạc hay nói chuyện qua điện thoại di động.

Mỗi ngày của chúng ta đầy những công việc nói chuyện, làm việc, hoàn tất, thu thập, tiêu xài, kiếm tiền, thu thập số liệu, các mỗi quan hệ và những nhu cầu vật chất. Chúng ta trở nên những con người làm việc thật nhanh hơn là con người bình thường. Mọi thứ làm cho chúng ta mệt mỏi và lấy hết những năng lượng của mình để chúng ta không còn một thời gian trống nào cả.

Chúng ta có khả năng tìm kiếm sự bình yên cho mình dù cho lịch của mình bận rộn đến thế nào. Bằng cách để dành thời gian suy tư, im lặng, chúng ta có thể tìm được sự bình yên cho tâm hồn của mình.

Hãy bỏ một chút thời gian để nhớ lại xem điều gì sẽ xảy ra như thế nào khi chúng ta thức dậy sau một đêm tuyết rơi trên mặt đất. Nếu không nhìn ra ngoài, vẫn có sự tĩnh lặng có thể cảm nhận được. Sự tĩnh lặng này vô cùng tuyệt vời và thú vị.

Nếu như bạn có bao giờ đi ca nô trên mặt nước yên lặng, không khí rất tươi mát và mặt trời rất ấm hay trượt tuyết dọc theo những con đường trong rừng, bạn sẽ biết thế nào là tĩnh lặng.

Chúng ta có theer mang cảm giác tĩnh lặng như vậy vào cuộc sống của mình bằng cách dành thời gian thiền định và quán xét để làm cho tâm yên lặng để nghe được ngôn ngữ của trái tim.

Pablo Neruda cho biết:”Nếu bạn cứ giữ tâm trí làm cho cuộc sống của mình trôi qua và không thể làm được gì, có lẽ một sự tĩnh lặng rất lớn có thể gián đoạn sự đau buồn này vì không bao giờ chịu hiểu bản thân mình và đe dọa mình vì cái chết. Có lẽ thế giới có thể dạy cho chúng ta như là mọi việc đã chết nhưng sau đó chứng minh rằng vẫn còn sống.”

Sau đây là năm cách “không cần làm gì” để chúng ta chứng minh mình vẫn còn sống:


1. Trước khi bước xuống giường vào buổi sáng, hãy dành thời gian lắng nghe những gì xung quanh bạn. Có lẽ sẽ rất sớm và đó chỉ là âm thanh của tiếng đồng hồ mà chúng ta có thể nghe được.

2. Trong khi ăn sáng, đừng nói gì cả mà chỉ cảm nhận thức ăn mà thôi

 3. Trên đường đi làm, đừng nghe đài hay nghe nhạc.

4. Bỏ ra một ngày chỉ làm một thứ gì đó trong một lúc thôi tỏng im lặng, không làm nhiều việc một lúc.

5. Trước khi bạn bước vào nhà sau một ngày dài, hãy im lặng để một ngày làm việc đằng sau và mang một trái tim rộng mở vào gia đình của mình.

Hãy cố gắng mang sự bình yên vào cuộc sống của mình để cảm nhận được lợi ích của nó.

Ngọc Hằng dịch
Theo Wildmind.org

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Khoa học và Phật giáo

Xưa nay đã có rất nhiều sách báo đối chiếu hay so sánh Khoa học và Phật giáo. Người ta so sánh hai môn học rất khác biệt này và thấy chúng có nhiều điểm tương đồng quan trọng, tuy nhiên cũng có những khác biệt rất lớn. Trong bài này, chúng tôi có mục đích muốn tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt đó. Vì đề tài này đã được bàn luận rất nhiều rồi, nên ở đây chúng tôi không đi quá sâu vào chi tiết mà chỉ cố gắng làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt đó dưới cái nhìn tổng quan.
A.   Những điểm tương đồng giữa Khoa học và Phật giáo
1. Cấu trúc của vật chất và Thuyết thập nhị nhân duyên của Phật giáo
Khoa học ngày nay đã hiểu biết khá nhiều về thế giới vật chất mà đa số tuyệt đối các nhà khoa học cho là khách quan ở ngoài ý thức (quan điểm duy vật). Người ta biết rằng vật chất không phải là một thể đồng nhất, mà nó được cấu trúc từ những phần tử rất nhỏ gọi là nguyên tử. Khoa học thế kỷ 20 còn thâm nhập vào bên trong của nguyên tử để tìm hiểu những hạt cơ bản tạo ra vật chất, vì những hạt này ở mức độ nhỏ hơn, thấp hơn nguyên tử nên người ta gọi chúng là những hạt hạ nguyên tử (subatomic particles)  và thấy rằng trung tâm nguyên tử là một hạt nhân được cấu tạo bằng hai loại hạt : proton và neutron. Bên ngoài hạt nhân có những hạt electron chuyển động rất nhanh chung quanh tạo thành một khối hình cầu mà vỏ là electron và nhân là proton và neutron. Có những nguyên tử đơn giản nhất chỉ có một hạt proton và một hạt neutron, đó là hydrogen, nguyên tố chính tạo thành nước. Nguyên tử Helium thì có hai proton, hai neutron và hai eletron.
                             
        Nguyên tử Hydrogen                              Nguyên tử Helium
Trong hậu bán thế kỷ 20, người ta còn thâm nhập sâu hơn nữa vào cấu trúc của hạt proton và hạt neutron và thấy rằng chúng được cấu tạo bằng hai loại hạt quark : quark up và quark down
Như vậy chỉ với 3 loại hạt : quark up, quark down và electron, đã tạo ra tuyệt đại đa số vật chất trên quả địa cầu của chúng ta. Các sinh vật cũng hình thành từ những hạt này mà thôi, tiến hóa từ chất vô cơ đến chất hữu cơ, rồi chất sống và cuối cùng là con người vô cùng phức tạp và kỳ diệu.
Thuyết thập nhị nhân duyên của Phật giáo cũng mô tả thế giới vật chất và thế giới sinh vật bằng cấu trúc trùng trùng duyên khởi của nhân duyên mà yếu tố căn bản là vô minh và yếu tố cuối cùng trong chuổi 12 nhân duyên là Lão tử (già chết- Xem bài Thập nhị nhân duyên). Khoa học (KH) và Phật giáo (PG) giống nhau ở chỗ mô tả thế giới là cấu trúc, cấu trúc chính là bản chất của thế giới, đó là sự tương tác lẫn nhau của đủ loại cấu trúc, khác nhau về hình tướng nhưng đồng nhau về bản chất. Nhưng cấu trúc bằng vật liệu gì thì chúng ta sẽ trở lại ở phần dị biệt.
2. Sự biến đổi, tuổi thọ hữu hạn của vạn hữu và Tính chất vô thường của vạn vật.
KH đã chứng minh là tất cả mọi vật từ một hạt cơ bản hạ nguyên tử cho đến vũ trụ bao la đều có tuổi thọ hữu hạn, mọi sự vật đều luôn luôn biến đổi, luôn luôn chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác, lâu hay mau tùy vật nhưng biến đổi là bản chất của mọi vật. PG cũng nêu tính chất vô thường của vạn vật, mọi vật đều luôn biến đổi qua 4 trạng thái là : thành (hình thành), trụ (tồn tại và lớn lên), hoại (hao mòn và huỷ hoại), và diệt (mất đi) và không gì có thể thoát khỏi qui luật này. Tính chất vô thường hay bản chất sinh diệt là điểm đặc trưng của thế giới chúng ta đang sống.
3. Đa vũ trụ theo KH và Tam thiên đại thiên thế giới theo diễn tả của PG
KH với các phương tiện quan sát và thám hiểm không gian hiện đại, biết rằng vũ trụ rất rộng lớn, bán kính có thể đến 14 tỉ quang niên. Trong vũ trụ có vô số thiên hà, mỗi thiên hà có hàng tỉ mặt trời với hệ hành tinh của nó tương tự như dải ngân hà và thái dương hệ của chúng ta. Những năm gần đây KH cũng khám phá ra nhiều hành tinh hơi giống giống trái đất của chúng ta, tuy nhiên KH chưa tìm thấy tín hiệu của một nền văn minh khác ngoài trái đất. Có rất nhiều tin tức chưa được kiểm chứng về những vật thể bay không xác định (UFO Unidentified Flying Objects) mà người ta ngờ là của những nền văn minh khác ngoài địa cầu. Tuy nhiên chưa có một trường hợp nào được xác định rõ ràng. Kinh điển PG thì đề cập đến Tam giới là Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới. Chỉ riêng Dục giới thôi đã rộng lớn hơn vũ trụ mà chúng ta quan niệm vì ngoài cõi vật chất, Dục giới còn bao gồm cõi trời Lục Dục thiên mà các giác quan của chúng ta không thể tiếp xúc được. Như vậy Tam giới của PG vô cùng rộng lớn được diễn tả bằng thuật ngữ “Tam thiên Đại thiên thế giới”, tức là 1000 lũy thừa 3 (10003) Đại thiên thế giới, mỗi Đại thiên thế giới có 1000 Trung thiên thế giới, mỗi Trung thiên thế giới có 1000 Tiểu thiên thế giới, mỗi Tiểu thiên thế giới là 1000 thế giới nhỏ, một thế giới nhỏ là tương đương cõi thế gian của chúng ta. Nếu dùng toán học để tính ra số lượng thế giới nhỏ thì như sau : 10003 x 1000 (Đại thiên) x 1000 (Trung thiên) x 1000 (Tiểu thiên) = một tỉ tỉ (1018) thế giới nhỏ (tương tự thế gian). Thật ra đây chỉ là con số tượng trưng có ý nghĩa là rất lớn, đến mức vô lượng vô biên. Như vậy ta thấy PG đã đưa ra quan niệm đa vũ trụ, các vũ trụ chồng chất lên nhau mà phần lớn là vô hình đối với các giác quan của chúng ta, các cõi trời Lục Dục thiên thuộc Dục giới, các cõi trời thuộc Sắc giới, các cõi trời thuộc Vô Sắc giới đều hoàn toàn vô hình đối với chúng ta nên tuyệt đại đa số con người không thể thấy được các cõi giới đó. Không thấy không cảm nhận được, con người bèn cho rằng không có. Cũng giống như chung quanh ta có rất nhiều sóng vô tuyến, sóng điện từ, sóng cực vi mà ta không thể cảm nhận trực tiếp được. Chỉ khi có các thiết bị như radio, tivi, smartphone, hoặc những người có đặc dị công năng, mới thấy có âm thanh, hình ảnh, tín hiệu, thế giới vong linh cõi âm…Đa vũ trụ cũng được các nhà khoa học hàng đầu thế giới hiện nay mô tả. Stephen Hawking (nhà vật lý người Anh, hiện mang chức danh Giáo sư Lucasian tức giáo sư Toán học của Đại học Cambridge, chỉ những nhà khoa học xuất sắc như Isaac Newton hay Paul Dirac mới có chức danh này) và Neil Turok (sinh năm 1958 tại Johanesburg South Africa, Giáo sư Vật Lý của Đại học Princeton, Giám đốc Viện Perimeter về Vật Lý lý thuyết), hai người nói trong một định đề (postulate) : “The quantum world is one of virtual particles continually fluctuating in and out of existence, even in a vacuum, of superstrings vibrating and twisting in ten or eleven dimensions, most of which are ‘rolled up’ and invisible, of a reality in which gravitation, spacetime and matter are or were merged in one ‘instanton” (Thế giới lượng tử là thế giới của các hạt ảo không ngừng dao động qua lại giữa hiện hữu và cả hư không, của siêu dây rung động và biến dạng trong 10 hoặc 11 chiều kích_ mà phần lớn những chiều kích ấy bị cuốn lên và vô hình_của một thực tại trong đó lực hấp dẫn, thời không, và vật chất, được hoặc đã được kết hợp lại trong ‘hiện tiền’).
Cái mà chúng ta thấy và cảm nhận được trong “hiện tiền” chỉ là một phần rất nhỏ của đa vũ trụ vô lượng vô biên mà PG từ lâu đã diễn tả trong thuật ngữ “Tam thiên Đại thiên thế giới”
4.         Thuyết tương đối của Einstein và Tam giới duy tâm của PG
 Thuyết tương đối của Einstein tập trung ở 3 điểm quan trọng : không gian, thời gian và khối lượng vật chất là tương đối. Tương đối có nghĩa là không tồn tại độc lập, là phụ thuộc vào một cái khác, hay phụ thuộc lẫn nhau. Tương đối cũng có nghĩa là có thể co dãn, có thể thay đổi. Thuyết tương đối ngày nay đã được kiểm chứng.
-Khoảng cách không gian tương đối. Một mặt trời có đường kính một triệu km, khi cháy hết nhiên liệu, có thể co rút lại chỉ còn vài km, trở thành lỗ đen. Như vậy khoảng cách không gian cấu tạo bằng vật chất có thể thay đổi. Điều đó có nghĩa là khoảng cách bằng đường bộ tính theo đường thẳng từ Sài Gòn đến Hà Nội là 712 dặm (miles) hay 1146 km có thể thay đổi. Khoảng cách không gian chân không (không có vật chất đất đá, không khí) từ Sài Gòn đến Hà Nội cũng không có thật. Hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) đã chứng minh rằng một photon không mất chút thời gian nào để truyền tín hiệu qua lại giữa hai nơi cách nhau 18km (tại Thụy Sĩ). Hiện tượng rối lượng rối lượng tử thật sự đã làm cho Einstein bối rối vì nó trái với định đề của ông đưa ra, rằng ánh sáng là tốc độ cao nhất của vật chất. Vậy tại sao photon có thể truyền tín hiệu đi nhanh hơn ánh sáng. Ông không thể lý giải được và gọi đó là tác động ma quái từ xa (spooky action at a distance). Eintein qua đời năm 1955, không kịp nhìn thấy thí nghiệm tại Thụy Sĩ, nếu nói tín hiệu truyền đi từ hạt photon này sang hạt photon kia thì nó phải đi nhanh hơn gấp hàng triệu lần tốc độ ánh sáng. Điều đó không đúng mà phải hiểu khác đi là khoảng cách không gian không có thật.
- Thời gian tương đối. Thí nghiệm đầu tiên chứng minh thời gian co giãn thực hiện năm 1938. Các nhà khoa học Mỹ sử dụng hiệu ứng Doppler (hiện tượng sắc thái âm thanh của một vật – chẳng hạn tiếng còi tàu – thay đổi khi đến gần hoặc đi xa tai người nghe) để làm dụng cụ đo. Nhưng lúc ấy mức độ chính xác của công cụ đo lường  còn hạn chế nên thí nghiệm chưa có sức thuyết phục cao. Năm 2005 người ta làm thí nghiệm với máy gia tốc, họ phát đi 2 chùm nguyên tử chạy theo hình một cái bánh rán – thể hiện cho chiếc đồng hồ đang chuyển động của Einstein. Sau đó, họ đo thời gian của các chùm nguyên tử này bằng máy đo phổ laser có độ chính xác cao. Khi so sánh với thế giới thực bên ngoài, họ nhận thấy thời gian di chuyển của các nguyên tử quả thực chậm hơn bình thường. “Chúng tôi đã có thể xác nhận hiệu ứng này chính xác chưa từng có”, trưởng nhóm nghiên cứu Gerald Gwinner từ Đại học Manitoba ở Winnipeg, Canada, nói. “Và trong sự nhất trí tuyệt đối”, ông bổ sung. Thí nghiệm này đã chứng minh thời gian chạy nhanh lên hoặc chậm đi phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của một vật so với vật khác.
- Khối lượng tương đối. Theo Walter Kaufmann, vào năm 1901 ông là người đầu tiên xác nhận  khối lượng điện từ phụ thuộc vào vận tốc. Khối lượng điện từ là khối lượng gắn liền với sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Khi một vật di chuyển nhanh đáng kể (tức gần với vận tốc ánh sáng) thì khối lượng của các electron cũng tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ khối lượng cơ học của vật thể là không cố định, không có thực thể, chỉ có khối lượng điện từ biểu kiến (apparent) mà thôi, hay nói cách khác, khối lượng của mọi vật thể đều có nguồn gốc điện từ. Trên địa cầu, khi một vật đứng yên, nó vẫn có khối lượng bởi vì thực ra địa cầu chuyển động, thái dương hệ chuyển động, dải ngân hà chuyển động, do đó không có vật gì thật sự đứng yên. Vì vậy mọi vật đều có khối lượng. Nguồn gốc của khối lượng là năng lượng đã làm cho electron chuyển động. Năng lượng đó được tích lũy trong hạt nhân nguyên tử. Vì vậy giữa khối lượng và năng lượng có sự tương đương, được thể hiện trong công thức nổi tiếng của Einstein :
E (năng lượng) = M (khối lượng) x C(vận tốc ánh sáng)
Khối lượng tương đối được chứng minh rõ ràng trong các máy gia tốc hạt, khi các electron tự do di chuyển với tốc độ bằng 99,9999875 phần trăm tốc đô ánh sáng. Lúc đó khối lượng electron tăng  gấp 2000 lần so với khối lượng bình thường của electron.
Giữa khối lượng và năng lượng có sự liên hệ chặt chẽ qua công thức trên, nên nếu khối lượng là tương đối, nghĩa là có thể thay đổi, thì năng lượng cũng thế, có thể thay đổi, năng lượng có thể biến thành khối lượng vật chất. PG nói rằng Tâm cũng là một dạng năng lượng, chẳng những vậy, Tâm còn là một năng lượng vô hạn. Nếu làm chủ được Tâm thì cả vũ trụ này chỉ là món đồ chơi của Tâm làm ra. Đó chính là ý nghĩa của câu Tam giới duy Tâm.  Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, dẫn đến một hệ quả hết sức ngạc nhiên, đó là số lượng cũng tương đối, nghĩa là có thể thay đổi. Số lượng là số đếm dựa trên vật thể tức là các hình tướng khác nhau của vật chất. Mà vật chất là tương đối dù xét theo khối lượng hay năng lượng, nên số lượng cũng là tương đối, nó không có thực chất, chỉ là quan niệm, là tâm thức mà thôi. Hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) là một thực nghiệm chứng minh rõ ràng và chắc chắn số lượng là không có thực. Một photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai hoặc nhiều vị trí khác nhau, khi photon tại một vị trí bị tác động, thì photon tại các vị trí kia bị tác động y hệt, tức thời, bất kể khoảng cách là bao xa. Vậy ta không thể nói là chỉ có một photon, cũng không thể nói là có nhiều photon khác nhau. Không thể xác định được, xác định nào cũng không đúng.
Chính ở đây KH đã gặp PG vì trong Kinh Kim Cang có câu « Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm » (Không có chỗ trụ thì xuất hiện cái tâm ấy). Tất cả đều chỉ là cái Tâm ấy thôi, khắp không gian, khắp thời gian, không thể xác định được là ở đâu, lúc nào. Nó bất nhị, không thể nói là thật hay giả, có hay không. Thuyết tương đối đã đến gần với nhận thức PG, những cái mà con người cho là có thật, khách quan, ở ngoài ý thức, PG đều nói là không có thật. Khi con người bước vào thế giới lượng tử, họ mới thấy, mới hiểu tất cả đều là tương đối, không có cái gì là thực thể độc lập tồn tại, kể cả những cái từ bao đời nay họ vẫn tin tưởng là có thật như không gian, thời gian, vật chất, số lượng.
Nói về số lượng, tưởng cũng nên nhắc tới nhà toán học David Hilbert và chương trình của ông : Xây dựng một hệ thống siêu-toán-học (meta-mathematics) – một hệ thống toán học tuyệt đối siêu hình, tuyệt đối thoát ly khỏi thế giới hiện thực, cho phép XÁC ĐỊNH tính trắng/đen, đúng/sai của bất kỳ một mệnh đề toán học nào và chứng minh tính phi mâu thuẫn của toàn bộ toán học.
Để cho dễ hiểu, xin nói một cách đơn sơ, Hilbert muốn thoát ly khỏi thế giới hiện thực bằng cách thay thế đẳng thức :
1 con cừu + 2 con cừu = 3 con cừu
thành đẳng thức thuần túy toán học  1+2= 3
không còn dính dáng gì tới vật chất nữa.
Nhưng ông không ngờ rằng đẳng thức  1+2=3 là bất toàn, nghĩa là không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì về bản chất số lượng là không có thật, đó chỉ là ý niệm mà thôi, ý niệm đó phải gắn với hiện thực mới có ý nghĩa.  Trong hiện tượng rối lượng tử, ta có thể thành lập đẳng thức :
1 photon + 2 photon = 1 photon  [trong đẳng thức, vế đầu mang ý nghĩa thực chứng (positivism), vế sau mang ý nghĩa bản thể học (ontology) nhiều photon xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau, thực tế chỉ là 1 photon]                                    
PG nói hàng tỉ tỉ chúng sinh trong tam giới chỉ là ảo ảnh của một Phật tính bất nhị mà thôi.
Chính nhà toán học Kurt Gödel đã công bố Định lý bất toàn (Theorem of Incompleteness)  vào năm 1931, chỉ ra rằng giấc mộng của Hilbert chỉ là ảo tưởng vì dù cho lô gích của toán học chặt chẽ thế nào, vẫn có mâu thuẫn, chính vì có mâu thuẫn nên giá trị của toán học cũng chỉ là hữu hạn, có tính cách tùy tiện trong một phạm vi nào đó thôi. Kinh điển Thiên Chúa giáo cũng có kể chuyện, trong một buổi giảng đạo bên hồ Galilea, có năm ngàn đàn ông tham dự, chưa kể đàn bà và trẻ con, họ đói, nhưng người thân cận của Chúa Jesus chỉ có 5 cái bánh và 2 con cá, Jesus đã bẻ bánh chia cho tất cả những người tham dự buổi giảng đều được ăn no bụng. Nhiều người cho rằng những câu chuyện như trên chỉ là truyền thuyết hoang đường, ít ai biết rằng chúng cũng có cơ sở khoa học. Đó là số lượng hay khối lượng tương đối, nhiều hay ít chỉ là tâm thức chứ không phải thực thể, nên 5 cái bánh chia cho 10 ngàn người, mỗi người một cái, ăn đủ no, đẳng thức toán học của Hilbert đã thành vô dụng. Nếu chúng ta cho rằng câu chuyện trên chỉ là hoang đường, không có thật, vậy thì nói sao về hiện tượng rối lượng tử, một photon có thể xuất hiện đồng thời tại nhiều vị trí khác nhau, chẳng phải một tức là nhiều đó sao ? Đây không phải là giả tưởng, đây là hiện thực, chúng ta cũng có thể thực nghiệm việc tương tự trên internet, ta chỉ có một tấm hình nhưng ta có thể gởi cho vô số người, ai cũng biết điều này có thể làm được trên máy vi tính nối mạng.      
B.        Những điểm dị biệt giữa Khoa học và Phật giáo    
Tuy có một số điểm tương đồng, nhưng giữa KH và PG cũng có nhiều dị biệt. Dị biệt là do KH đang trong quá trình mò mẫm để hiểu thế giới, còn kinh điển PG liễu nghĩa được thuyết giảng bởi những người đã tự mình chứng được cái chân lý tột cùng mà kinh gọi là trí tuệ Bát nhã, Chánh biến tri, hay phiên âm từ Phạn ngữ là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề 阿耨多羅三藐三菩提 dịch nghĩa là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ( sanskrit : Anuttara-samyak-sambodhi,  tánh biết chân thật, bình đẳng không có gì cao hơn). Dưới đây xin liệt kê một số điểm dị biệt quan trọng.
1.                       Đối tượng : Đối tượng của khoa học tự nhiên là thế giới vật chất, khách quan, ở ngoài ý thức ; từ vũ trụ mênh mông sau Big Bang đến thế giới vi mô hạ nguyên tử ; từ thế giới không có sự sống đến thế giới sinh vật. Đối tượng của khoa học xã hội là là những gì quan hệ tới con người như Xã hội học, Chính trị, Luật học, Văn học, Triết học, Nghệ thuật, Âm nhạc… KH muốn tìm ra các chân lý tương đối như định luật (tự nhiên), qui luật (xã hội), các hằng số tự nhiên nhi số pi, vận tốc ánh sáng, hằng số Planck…để phục vụ cho sự tiện ích của con người và để xã hội phát triển.
Đối tượng của Phật giáo là chúng sinh đang chịu khổ trong sinh tử luân hồi, đang sống mê muội, vô minh. PG muốn cứu độ tất cả chúng sinh muôn loài thoát khỏi đau khổ, mặc dù biết rằng đau khổ đó chỉ là ảo tưởng chứ không phải thật, nhưng vì chúng sinh chấp là thật nên phải chịu đau khổ. Chẳng hạn con người chấp cái ta là có thật (chấp ngã) do đó cũng chấp cái của ta (ngã sở ) là có thật, ví dụ thân bệnh cũng khổ, cái gì của ta như tài sản, tài nguyên bị đe dọa mất mát thì sinh lòng lo âu, quyết tâm đem cả thân mạng ra bảo vệ, dẫn đến chiến tranh đau khổ. Tóm lại PG chỉ quan tâm đến cái tâm lý chủ quan của chúng sinh, mà thuật ngữ PG gọi là chấp trước tưởng. PG muốn chúng sinh, chủ yếu là con người, buông bỏ chấp trước tưởng mà kiến tánh, tức ngộ được bản chất chân thật của mình. Bản chất đó là bản lai diện mục của chúng sinh, còn gọi Phật tánh, hay Trời (Nho giáo) hoặc Thượng đế (Thiên Chúa giáo).
PG biết là thế giới khách quan không có thực, chỉ có thế giới chủ quan do tâm tạo, do đó PG không có kiến lập chân lý. Đức Phật trước khi nhập diệt đã nói rõ : « Trong 49 năm qua, ta chưa có nói một chữ » 84.000 pháp môn chỉ là phương tiện giả lập để đối trị với các loại căn tánh khác nhau của chúng sinh, đó chỉ là thuốc giả để trị bệnh giả. Kinh Hoa Nghiêm nói : « Chúng sinh là Phật đã thành » Nghĩa là tất cả chúng sinh đều là Phật, hiện tại cũng là Phật, chỉ vì ham vui, mê chấp những cảnh giới ảo tưởng, lâu ngày tạo thành thói quen, quên mất mình là Phật, tưởng mình là chúng sinh khác với Phật. Đó là bệnh giả, Phật phải dùng thuốc giả để trị. Hết bệnh rồi, thuốc giả phải bỏ.
Tóm lại KH tìm kiếm chân lý tương đối trong thế giới mà khoa học gia cho là khách quan. PG phủ nhận thế giới khách quan, không kiến lập chân lý (thực chất là không có chân lý) chỉ muốn chúng sinh thoát khỏi mê lầm và khổ vì sinh tử luân hồi.
2.                 Phương pháp. KH sử dụng tư duy của bộ não, suy luận lô gích, dùng phương pháp so sánh để nhận biết. Càng ngày KH càng phát triển các thiết bị đo lường, các phương pháp tính toán chính xác, các phương trình toán học để từ những cái đã biết, suy luận ra cái chưa biết. KH rất chú trọng về định lượng, do đó phương trình toán học không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học. Cho đến ngày nay, KH đã có những bước tiến khổng lồ, chế tạo được vô số công cụ, thiết bị để phục vụ tiện nghi cho mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
PG chỉ chú trọng phương pháp quán tưởng để phá bỏ tri kiến vô minh, đạt tới sự thấu hiểu cực kỳ sâu xa mà suy luận của bộ não không thể đạt tới. Phương pháp đó gọi là thiền định, hành giả có thể đạt tới những cảnh giới như Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, hoặc cao hơn nữa như Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hay cao nhất là Không vô biên xứ. Đến cảnh giới này thì mọi chấp trước về không gian, thời gian, số lượng đều bị phá bỏ, tâm thức vô trụ, tư duy ngừng nghỉ.
Ngoài quán tưởng, PG Thiền tông còn dùng phương pháp khác là tham công án và về sau là tham thoại đầu. Đây là phương pháp tối thượng thừa của Thiền. Công án là một tình huống bất chợt mà người đã ngộ, tạo ra cho người chưa ngộ để có thể phát khởi nghi tình. Nghi tình là tâm thức hoài nghi, ở đây không dùng tới tri kiến và suy luận, mà chỉ duy trì sự hoài nghi kéo dài, miên mật cho đến một lúc nào đó thì bùng nổ, tức là kiến tánh. Thoại đầu không phải là câu thoại mà là  cảnh giới trước khi có câu thoại, gọi là vô thủy vô minh. Để tới cảnh giới đó, dùng một câu thoại đề khởi liên tục để phát sinh nghi tình và duy trì nghi tình cho miên mật càng lâu càng tốt. Câu thoại là một câu nào đó rất khó hiểu làm cho hành giả sinh nghi, nhưng không tìm cách giải đáp mà chỉ kéo dài nghi tình mà thôi. Chẳng hạn câu thoại « Bản lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sinh là gì ? »
Tóm lại, KH phát triển tư duy, hướng ra thế giới vật chất bên ngoài, chú trọng định lượng. Còn PG tìm cách chấm dứt tư duy, chấm dứt tận ngọn nguồn sâu thẳm của nó là 18 giới (lục căn, lục trần, lục thức) bởi vì tư duy là sở tri chướng che khuất Phật tánh, khi đã dừng được tư duy thì Phật tánh tự hiện.
3.Cứu cánh. Cứu cánh của KH là tri thức, càng nhiều tri thức càng tốt, tri thức càng rộng lớn, chuẩn xác thì càng tốt. Tri thức đó được ứng dụng để sản xuất lương thực thực phẩm, chế tạo quần áo, vật dụng sinh hoạt như nhà cửa, đường sá, xe cộ, máy bay, tàu thủy, máy vi tính, điện thoại di động…khiến cho đời sống con người ngày càng tiện nghi, đầy đủ.
Cứu cánh của PG là giác ngộ, thoát khỏi mọi lo âu sợ hãi, thoát khỏi sinh tử luân hồi, đạt tới sinh tử tự do, làm chủ tâm lực, điều này cũng có nghĩa là làm chủ cả tam giới vì tam giới là do tâm tạo. Hành giả đạo Phật không còn thiết tha mê lầm với cái ta giả nữa, mà trở về với cái bản tâm chân thật, đó là Tâm như hư không vô sở hữu. Tất cả mọi chúng sinh đều cùng chung một Tâm ấy cả, nó chẳng phải một mà cũng chẳng phải nhiều nên PG gọi bằng thuật ngữ Tâm bất nhị.
4. Sự Hạn chế. KH mặc dù làm được sự nghiệp vĩ đại nhưng vẫn còn nhiều hạn chế :
-         KH không thể làm chủ được thiên tai, KH không đủ khả năng chế ngự động đất, sóng thần, bão lụt, núi lửa. Lý giải của KH về thiên tai như động đất, núi lửa, dông bão…là không tới nơi tới chốn, nên không bao giờ chế ngự được chúng. Lúc Huệ Năng tới chùa Pháp Tánh vào năm 676 (nay là chùa Quang Hiếu 光孝 ở Quảng Châu) gặp hai ông tăng tranh luận không dứt về việc gió động hay phướn động, ngài nói rằng “chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, tâm của các ông tự động” KH thì giải thích là gió làm phướn động, quá hợp lý phải không,  nhưng từ đâu có gió ? không khí nhiệt độ ư, nếu cứ tiếp tục hỏi tới mãi, vật chất từ đâu mà có ? KH sẽ bế tắc không giải thích được nữa, lúc bấy giờ chúng ta mới có thể hiểu ý nghĩa câu nói của Huệ Năng. Tâm lực mới đích thực là nguồn gốc chuyển động của electron. Vậy nếu làm chủ được tâm thì làm chủ được thiên tai, làm chủ được vũ trụ.
     KH không thể mang lại hòa bình cho thế giới.  KH không thể giúp con người sống hòa bình thân thiện hơn trên thế giới. Tại sao ? Bởi vì khoa học dựa trên một cơ sở sai lầm về nhận thức cơ bản, khoa học vẫn cho rằng thế giới ngoại cảnh là có thật, con người là có thật, mỗi người có cái ta (bản ngã) và nhiều thứ khác thuộc về ta (sở hữu của ta, gọi tắt là ngã sở). Có những cái thuộc lãnh vực vật chất như giang sơn lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên. Có những cái thuộc lãnh vực tinh thần như lịch sử, văn hóa, tôn giáo. Những cái ngã sở đó là đầu mối tranh chấp, xung đột như : tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải, xung khắc về văn hóa, tôn giáo, xung đột về quyền lợi, từ đó dẫn tới chiến tranh. Những tranh chấp về lãnh thổ không thể giải quyết một cách hòa bình được, vì ai cũng cho lãnh thổ là thiêng liêng, quyết không thể nhượng bộ, nên cuối cùng chỉ có thể giải quyết bằng vũ lực. Những xung khắc về niềm tin tôn giáo cũng rất dễ dẫn tới chiến tranh, ví dụ trong lịch sử đã có ít nhất 7 lần người Công giáo La Mã tổ chức Thập tự chinh (Crusade) chống lại người Hồi giáo. Ngay trong nội bộ Ki Tô giáo, người Thiên Chúa giáo cũng có chiến tranh với người theo Tân giáo hay còn gọi là Tin Lành (Protestantism – Evangelicalism). Xung đột giữa người theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo cũng rất trầm trọng. Người Hồi giáo đã tấn công tiêu diệt Phật giáo trong thế kỷ 12, 13 khiến Phật giáo bị diệt vong ngay tại quê hương của nó là Ấn Độ. Trong những cuộc chiến tranh, xung đột như thế, khoa học bất lực không thể giúp được gì, nếu không muốn nói khoa học lại càng làm cho chiến tranh tàn khốc hơn với vũ khí ngày càng tối tân, vũ khí hủy diệt hàng loạt…
-         KH dù cho có tiến bộ, vẫn không thể giải quyết được những nỗi khổ cơ bản trong đời sống con người, đó là sinh, lão, bệnh, tử. KH chỉ có thể tạm thời xoa dịu được phần nào thôi. Con người hay nói tổng quát hơn là chúng sinh khi chết đi lại tái sinh trong một kiếp sống khác, sinh ra, già đi, bệnh hoạn cả tinh thần và thể chất, rồi cuối cùng chết đi, đó là vòng tròn luân hồi khép kín mà khoa học không thể nào phá vỡ được.
Tóm lại khoa học dù có những tiến bộ ngoạn mục, thần kỳ, tưởng có thể cướp quyền tạo hóa, nhưng thật ra vẫn không thể giải quyết  nhiều vấn đề rất cơ bản của con người, lý do là KH vẫn còn nhiều vướng mắc (chấp pháp, cho rằng thế giới là có thật) và chấp ngã (cho rằng cái ta có thật) và suốt đời con người chạy theo danh vọng, tiền tài, tính dục, rồi đến tổ quốc, dân tộc, văn hóa, tôn giáo…và nhiều ảo vọng khác.
Chính vì KH có những hạn chế như vậy nên PG mới còn lý do tồn tại. Như trên đã nói, PG chỉ là một thứ thuốc giả để trị bệnh giả của chúng sinh. Nói là giả, vì thuốc và bệnh chỉ có trong tâm thức, trong tưởng tượng của con người, chứ bản chất thực sự của thế giới là Không, không có gì cả. Trong bài kệ nổi tiếng của Huệ Năng, có nói :
Bản lai vô nhất vật  本 來 無 一 物  Xưa nay không một vật
Hà xứ nhạ trần ai    何 處 惹 塵 埃  Bụi trần bám vào đâu ? 
PG luôn luôn phá chấp, phá cái tâm chấp ngã (cho cái ta là có thật), phá cái tâm chấp pháp (cho vũ trụ là có thật). Kinh Kim Cang nói : Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm (Không có chỗ trụ thì xuất hiện cái tâm đó) Cái tâm đó chính là Phật tánh bất nhị, hoàn toàn không có chút gì hạn chế. Không bị hạn chế bởi không gian, thời gian, số lượng, năng lượng. Không có bắt đầu, không có kết thúc, không có quá khứ, hiện tại, vị lai gì cả. Tâm đó đích thực là sức mạnh tạo ra Tam giới, trong đó có vũ trụ của chúng ta, một cõi giới ảo cao cấp hơn thế giới ảo của tin học hàng ngàn lần . Vũ trụ chính là cái dụng của Tâm bất nhị. Vô minh lại chính là điều kiện cần thiết để phát sinh vũ trụ. Vũ trụ vạn vật cần hai cái vô minh để hiện hữu : Một là vô thủy vô minh (Thiền gọi là thoại đầu), đó chính là cấu trúc ảo của vật chất mà Immanuel Kant gọi là Das Ding an Sich (vật tự thể) và cho là bất khả tri. Hai là nhất niệm vô minh tức là tâm niệm, ý thức thông thường của chúng ta (PG gọi là thế lưu bố tưởng). Nhất niệm vô minh được thành lập khi cấu trúc ảo của vật chất hình thành được các cấu trúc ảo kỳ diệu là lục căn, trong đó xuất sắc nhất là bộ não của sinh vật, tuyệt đỉnh là bộ não của con người. Lục căn phối hợp với lục trần sinh ra lục thức. 18 giới chính là bộ máy ảo hóa kỳ diệu có thể biến cái vô thủy vô minh vốn không có gì là thực cả, thành ra vũ trụ vạn vật.
KH khi đi sâu vào thế giới hạ nguyên tử, thế giới lượng tử, mới bật ngữa, hiểu rằng vật chất không có gì là thật cả, ý thức mới chính là căn bản của thực tại. Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism”  (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).
 Sự thật này khiến cho Vật lý học hiện đại lâm vào khủng hoảng. Các khoa học gia hàng đầu thế giới hiện nay, hiểu rằng toàn bộ lâu đài tri thức của nhân loại là xây trên cát.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Khoa học và lẽ vô thường của Phật học
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
Quả là thế! Hôm sau ta đến tắm đúng khúc sông hôm trước, nhưng dòng chảy hôm sau đã là dòng nước khác, tức con sông khác, không khí, cảnh vật, ánh sáng đã kh
Ý tưởng bất hủ này phản ánh tư tưởng vạn vật chuyển hoá của Hêraclitôxơ, ông tổ biện chứng luận phương Tây. Theo ông: vũ trụ là một tổng thể không do thần linh tạo ra mà do lửa biến thành các yếu tố khác (nước, đất...) mà sinh ra vạn vật.
Vạn vật lại biến thành lửa, các vật đối lập luôn luôn chuyển hoá thành vật đối lập, xung đột, đó là nguồn gốc của sự phát triển.

Tư tưởng vạn vật chuyển hoá nuôi dưỡng khoa học và nhiều hệ tư tưởng triết học phuơng Tây. Thuyết tiến hoá (évolustionnisme) là học thuyết duy vật và nguồn gốc về sự phát triển của sinh vật qua một quá trình lịch sử.
Đặc biệt, trong Nguồn gốc các giống, Darwin đề ra một lý luận khoa học cho thuyết tiến hoá. Theo ông, trong cuộc đấu tranh sinh tồn, giống nào thích ứng thì sống, theo quy luật chọn lọc tự nhiên. Tính biến đổi và tính di truyền đều là thuộc tính của sinh vật. Biến đổi nào có lợi cho nó trong cuộc đấu tranh sinh tồn thì được lưu giữ lâu dài.
Theo thiên thể học, vũ trụ cũng theo quy luật biến hoá. Ước tính Thái dương hệ hình thành cách đây 5 tỷ năm, quả đất cách đây 4 tỷ 600 triệu năm, với sự hình thành sự sống cách đây 200 triệu năm của những tảo lam đầu tiên trong đại dương.

Từ nguyên lý tất cả đều chuyển hoá, Phật học đã gặp khoa học với khái niệm cơ bản vô thường.
Vô thường là gì? Nói một cách đơn giản, vô thường nghĩa là không thường tồn tại, mà thay đổi từng giờ từng phút, từng giây, tất cả mọi sự vật thuộc giới vô cơ hay hữu cơ, đều biến thiên vô thường.
Vũ trụ vô thủy vô chung, tất cả các sự vật có thể nhận thức qua cảm giác hay ý niệm, được gọi là Pháp  (Dharma ) đều chuyển biến, vô thường, chuyển biến trong nháy mắt, trong từng sát-na (thời gian nhỏ nhất), hay trong từng giai đoạn thay hẳn chất lượng do chuyển biến.
 
Vô thường thể hiện theo luật nhân quả sinh ra, trụ một thời gian, biến chuyển rồi thành không, tất cả đều sinh rồi diệt do nhân duyên. Nhân là nguyên nhân, duyên là những điều kiện giúp cho nhân phát triển.
Thí dụ hạt gạo là  nhân cây lúa, còn môi trường như đất, nước, ánh sáng, phân... là duyên. Nhân duyên là những quan hệ biện chứng giữa các sự vật trong không gian và thời gian.
Trong những quan hệ ấy, không tính đến lớn, nhỏ, một hạt cải nhỏ được tạo thành do mối quan hệ với cả vũ trụ, cả vũ trụ phải hòa hợp với nhau mới tạo ra hạt cải nhỏ. Ngược lại, phải có hạt cải nhỏ hòa hợp với cả vũ trụ lớn thì mới tạo ra được mọi thứ, kể cả mặt trời, mặt trăng...
Mỗi sự vật có ảnh hưởng dây chuyền (duyên) đến tất cả. Trong một có tất cả, trong tất cả có một. Sự vật không có thực thể, chỉ vô thường, có tạm thời. Sinh ra do nhân duyên hòa hợp (thành cá thể trái núi, cái cày, con vật, con người với cái Tôi...), mất đi do nhân duyên tan rã.
Không thật có sinh, có diệt, thời gian và không gian, có người, có mình. Do ảo tưởng không biết quy luật vô thường, cho là sự vật hữu thường nên sinh lòng dục và khổ đau qua cái nghiệp.

Nhiều giả thuyết khoa học hiện đại về các biến thiên trong vũ trụ, từ tinh tú đến nguyên tử và vi sinh vật, có thể thuyết minh cho lẽ vô thường của Phật học. Xin lấy hai thí dụ khá lý thú.

Vô thường: một lục địa sinh và diệt. Đó là lục địa Đông Nam Á. Sau hàng chục năm nghiên cứu về mọi mặt (khảo cổ học, di truyền học, nhân học, ngôn ngữ học, dân tộc học...) bác sĩ  người Anh S.Oppenheimer đã kết luận như vậy trong cuốn Thiên đường ở phía Đông (1999).
Theo ông, cái nôi của văn minh loài người không phải là Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Quốc mà ở Sunda, một lục địa Đông Nam Á  lớn, nay đã bị chìm ngập.
Cách đây 7.000 năm, nơi đây đã sản xuất ra những nền văn minh đầu tiên của nhân loại, khởi thuỷ từ thời Cách mạng đồ đá mới (cách đây khoảng 10.000 năm) chuyển từ hái lượm, săn bắt sang trồng trọt và chăn nuôi.
Do hậu quả nạn hồng thuỷ vào thời băng hà, cư dân lục địa Sunda phải di cư lên phía Bắc (lục địa châu Á với Trung Quốc, Ấn Độ) và sang phía Tây (Địa Trung Hải, Cận Đông...) gieo rắc những mầm văn hoá Đông Nam Á.

BS. Oppenheimer đưa ra một số dẫn chứng cụ thể, đặc biệt về gen khi theo dõi sự lan rộng của bệnh sốt rét ở Đông Nam Á. Những cây lương thực đầu tiên, khoai sọ và khoai lang được trồng rất sớm ở Indonesia (10.000 -15.000 năm trước CN). Lúa được trồng ở bán đảo Thái Lan khoảng thế kỷ VI-VII trước CN, sớm hơn ở Trung Quốc. Nghệ thuật đúc đồng ở Thái Lan và Việt Nam cũng sớm hơn ở Cận Đông và Trung Quốc.

Vô thường: Nhân loại có sinh thì có diệt không? Theo khoa học, quả đất hình thành cách đây 4 tỷ 600 triệu năm, động vật có vú xuất hiện 700 triệu năm, người vượn cách đây 2,5 - 5 triệu năm, nền văn minh độ 5-7 nghìn năm trước CN. Con người tồn tại được do nhiều yếu tố, nhưng phụ thuộc chính vào mặt trời. Tuổi thọ mặt trời từ 10 đến 15 tỷ năm. Mặt trời tắt, hẳn sự sống trên trái đất sẽ không còn.

Theo tin Internet (Tú Anh), giáo sư Úc Frank Fenner, nhân loại sẽ lụi tàn trong 100 năm tới vì dân số quá đông (chiến tranh lương thực) và bầu  khí quyển bị hâm nóng (do môi trường bị phá hoại). Lời tiên tri bi quan này dù không được sức thuyết phục, nhưng cũng đáng để ta suy nghĩ.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Thư giãn, tin thì tin, không tin thì thôi


 Tin Tức Online
Các con số 1, 2, 3, 4, 5.... 9 được thể hiện cùng với những chữ cái dưới đây sẽ cho bạn biết ý nghĩa con số định mệnh của bạn.
Đầu tiên là bảng tính:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
O
P
Q
R
S
T
U
V
W
X
Y
Z

Bây giờ bạn lấy họ và tên mình ghép lại với các con số nhá, cách tính cũng đon giản thôi, tính để ra số có một chữ số 1 -> 9.
VD: Nguyễn Hoàng Bảo Duy, như vậy là: (5+7+3+7+5+5) + (8+6+1+5+7) + (2+1+6) + (4+3+7) = 82. 82 tức là 8+2=10. 10 là 1+0 = 1. Như vậy con số định mệnh của Duy sẽ là số 1.

Và đây là ý nghĩa của các con số sau khi đã tính toán từ họ tên của bạn đó!

                                            


                                                                 1


Số 1 tương đương với viên Phán Quan (The Magiaan) ở bài bói Tarot. Số 1 đồng hóa với Thái Dương Tinh, nguồn gốc của mọi năng lượng. George Washington, Karl Marx, và Napoleon Bonaparte thuộc loại người mang số 1.
Tính tình & nhân cách

Ưa thám sát, mạo hiểm, khám phá, tìm tòi và sáng chế. Cứng đầu, ý chí mạnh mẽ, tự quyết, tự lập, tự hào. Có óc tổ chức, lãnh đạo. Rất khó bị thuyết phục, khó sửa đổi những lầm lỗi, và chỉ huy độc đoán. Bản tính rộng rãi, đại lượng, nhưng vì nhiều tham vọng nên dễ trở thành ích kỷ, tàn nhẫn, bất chấp. Làm việc đúng đường hướng thì kết quả rất tốt vì nhiều nhiệt huyết và cương quyết. Nhưng nếu sai lạc thì rất thảm hại. Con người xuất chúng, tinh thần rất cao.

Thường nổi bật và gây ấn tượng tốt đẹp ngay lúc đầu. Có tài thuyết phục người chung quanh. Thích hoạt động, bận rộn và xê dịch đó đây. Tế nhị và dễ dàng xúc cảm. Được nhiều người mến phục mặc dầu hơi thiếu xã giao. Có nhiều bạn bè và sẵn sàng giúp đỡ họ mà không ngần ngại điều gì. Đối với kẻ thù, người số 1 không bao giờ tha thứ hoặc quên đi dễ dàng một lỗi lầm nhỏ nào. Do đó có thể trở thành rất tàn nhẫn. Rất nặng về tình cảm và rất dễ đau khổ. Thường che giấu cảm nghĩ thầm kín, ít cho mọi người biết tâm trạng mình dù là bạn bè, thân quyến.

Công việc, năng khiếu & tiền bạc


Dễ thành công trong công việc điều khiển và quản trị hơn là trong địa hạt nghệ thuật. Dễ thành công nếu là giám đốc sản xuất, kỹ thuật hơn là tài tử.

Làm chủ báo thích hợp hơn là ký giả. Thành công trong các ngành khoa học, nhất là về khảo cứu, sáng chế, và phát minh. Với óc chỉ huy, tính cương quyết và nhiều tham vọng nên dễ đạt được kết quả trong việc làm. Làm việc có lương tâm nhưng ít thành công. Nếu làm công cho người khác rất dễ có sự va chạm với chủ nhân vì lúc nào cũng nghĩ là mình phải.

Dễ bị người khác ghét và có kẻ thù vì cứng rắn, muốn làm nhanh, làm mạnh. Nếu là chủ nhân dễ gây hứng thú vì cá tính đặc biệt, nhiều sáng kiến và chỉ dẫn hoặc huấn luyện rất hay.

Về tiền bạc, người số 1 dễ giàu mà cũng dễ bị đói rách. Dễ kiếm tiền mà cũng dễ mất tiền. Dễ mắc công nợ vì dám chi tiêu vào bất cứ việc nào cho là hợp lý. Dám đầu tư vào các công việc liều lĩnh: "được ăn cả ngã về không."

Người mang số 1 cần phải học tính cẩn thận. Rất dễ phiêu lưu trong vấn đề tiền bạc có thể đưa tới sự phá sản.

Những người làm công hoàn toàn vì tiền thôi thì không nên chọn người chủ mang số 1.

Tình duyên

Khi chọn bạn, luôn luôn chọn người mà họ chi phối được. Họ càng gần gũi người nào bao nhiêu thì họ càng có khuynh hướng muốn chỉ huy bấy nhiêu. Rất thụ cảm với tình yêu nhưng cũng lại dễ tiêu tan. Muốn chiếm độc quyền tình cảm và rất cả ghen!

Vì bản tính chinh phục nên thích hợp với người có bản tính hiền dịu của số 2 hoặc số 6. Sau đó là các số 3 và 4.

Có thể sung sướng với số 5 hay 7.

Kết hợp với người số 1 khác hoặc số 8 hay 9 có thể gây bất hòa, sóng gió cho cả đôi bên.

2

Số 2 tượng trưng cho sự hòa nhã, ngọt ngào, sẵn sàng giúp đỡ và xã giao khéo léo. Liên hệ với mặt trăng. Tương đương với High Priestess, ái nữ Thổ Tinh, một thiếu nữ đang ngồi tiêu biểu cho quyền năng thiêng liêng, huyền bí và mọi sự bí mật trong cuộc đời đều chỉ khám phá bằng sự thông minh của trí óc và mọi sự hiểu biết đều có sự hỗ trợ của ý chí cương quyết.

Tính tình & nhân cách

Rất tế nhị trong việc giao thiệp, biết xét đoán những người khác. Cộng tác ngoan ngoãn với người khác hơn là lãnh đạo họ.

Thích sự quen thuộc thân mật yên ổn hơn là muốn ra sao thì ra, hơn là cái gì mới lạ quá. Thường trầm lặng, dè dặt, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động.

Thích sự hòa thuận cộng tác. Không ưa cãi cọ, xích mích. Vì vậy không thể tin tưởng hoàn toàn vào sự thành công của họ. Dễ thất vọng, chán nản, lo nghĩ nếu gặp những chuyện không vui.

Nếu xử dụng đúng chỗ, tính lịch thiệp sẽ đem lại nhiều kết quả không ngờ. Nếu không dùng đúng chỗ có thể xảy ra chuyện bất hòa.

Dễ bị sự chi phối bởi tình cảm hơn là lý trí. Lãng mạn. Dễ xúc cảm. Hòa nhã. Tuy có vẻ thản nhiên trầm lặng bên ngoài, thật ra có nhiều khi "cười bên ngoài mặt, khóc thầm bên trong."

Khi vui thì thật là vui, khi buồn thật buồn. Rất dễ gây tình bạn, ít đòi hỏi ở người khác, nhưng lại không phải là người ưa sống tập thể. Không thích là trung tâm vũ trụ, không thích làm mọi người chú ý.

Thích là khán giả hơn là làm diễn viên. Chịu khó làm việc hăng hái, vì vậy dễ đem lại thành công cho các việc tổ chức. Ít khi mất bình tĩnh. Khi đau khổ hay giận dữ thường có tính thâm trầm, ngậm đắng nuốt cay hơn là bộc phát.

Ưa hòa bình, thích phục sức trang điểm và sống nhiều về tình cảm.

Công việc, năng khiếu & tiền bạc

Có óc sáng kiến và tưởng tượng nhưng có khả năng nhiều trong công việc người thừa hành hơn là cấp chỉ huy, cộng tác hơn là tranh chấp. Chẳng hạn làm diễn viên giỏi hơn làm đạo diễn, chơi nhạc hay hơn soạn nhạc. Dễ thành công trong những việc đòi hỏi sự tế nhị như giao dịch, nhất là các nghề về tâm lý học, xã hội học, cố vấn, phụ tá, thư ký vì dễ đem lại tình cảm cho những kẻ bị bối rối, đau khổ, bệnh tật.

Các ngành thích hợp khác là dạy học, nghiên cứu y khoa, kế toán. Là nhân viên cộng tác chân thành, đắc lực, tín cẩn, và có lương tâm. Ít gặp sự may mắn trên đường công danh. Ít đòi hỏi, cam phận thủ thường, thiếu tinh thần tranh đấu. Nếu là chủ nhân, rất dễ chịu, ít ra lệnh, ít thúc đẩy thuộc hạ nên không có kết quả mỹ mãn.

Tiêu tiền rất hợp lý và chắc chắn. Ít phung phí trừ trường hợp đối với người yêu. Ghét nợ nần, thường dành dụm từng đồng. Kinh doanh những việc chắc ăn như bắp nhưng ít lời. Không dám liều lĩnh, không có đầu óc đầu cơ. Vì mềm yếu, dễ bị bạn bè lợi dụng, vay mượn, ngược lại rất ngại ngùng khi vay mượn người khác.

Tình duyên

Là bạn đời lý tưởng và nhiều khía cạnh, chan chứa tình thương yêu và sẵn sàng với người yêu. Người vợ số 2 thường tìm đủ mọi cách để đem lại hạnh phúc cho chồng, dù phải hy sinh nhiều, giúp đỡ chồng rất nhiều.

Người chồng số 2 rất hòa nhã, dễ thương, ít đòi hỏi hoặc độc đoán, lại còn có thể bị các bà chi phối vì quá nể nang. Cần phải lưu ý đừng để khuynh hướng lãng mạn chi phối tính tốt bản nhiên vì họ mềm yếu về tình yêu.

Cần phải nhận thức là: thực tế cũng quan trọng như lãng mạn. Kết bạn trăm năm được với các số khác. Tuy nhiên muốn có hạnh phúc lâu dài nên kết hợp với các số 2, 4, hoặc 6.

Tuy bị chi phối, người số 2 vẫn thấy rất thích hợp với người số 1 và 8. Có thể gặp sự quý mến ở người số 3 và 5.

Kết hợp với người số 7 và 9 chỉ đem lại nhiều ưu phiền.

3


Số 3 liên hệ với sao Mộc Tinh (Jupiter). Các nhà bói toán Hy Lạp cho đó là một số hoàn toàn. Số 3 tương đương với Hoàng Hậu (The Empress) ở bài bói Tarot. Tổng Thống Mỹ Bejamin Franklin and Jonh Wayne đều thuộc loại người mang số 3.

Tính tình & nhân cách

Có nhiều khả năng thiên phú và ham thích học hỏi. Lạc quan, dễ say mê, tháo vát và thông minh. Thích sống tập đoàn, yêu đời và làm cho người chung quanh vui theo. Thường công nhận sự rủi ro và cho đó là tự nhiên, không thể tránh được.

Không than thân trách phận. Có tài ứng biến, thích hoạt động nhưng ít cương quyết, dễ bị người khác chi phối và cũng dễ gây ảnh hưởng sang người khác. Có khuynh hướng ích kỷ, thích sống theo lối sống riêng của mình, dễ dãi đối với bản thân.

Rất chú trọng tới đời sống vật chất và tiền bạc, do đó muốn thành công để thụ hưởng chứ không phải quyền hành. Thích thức ăn ngon, quần áo đẹp, xe hơi, nhà lầu.

Xã giao giỏi và đại chúng, thích quen biết, đi nơi này, nơi khác và tiêu khiển về ăn uống. Nói chuyện hay, dễ làm quen với hoàn cảnh mới, làm cho mọi việc thoải mái trừ phi giận dữ bất thường.

Thường có nhiều bạn bè nhưng ít thân vì ưa thích thay đổi và nhìn sự vật một cách dễ dãi. Vui tính, dễ kích thích và làm hứng khởi người khác.

Ít chán nản, bi quan, ít quấy rầy người chung quanh.

Công việc, năng khiếu & tiền bạc


Có óc sáng tạo và tưởng tượng rất mạnh, thêm với nhiều tham vọng, do đó dễ thành công. Nếu được xử dụng đúng khả năng và tìm cách phát triển sẽ đạt được kết quả thật cao xa và thật nhanh chóng.

Các nghề thích hợp thuộc địa hạt văn nghệ như viết văn, nhiếp ảnh, trang hoàng, hội họa, giải trí và các nghề cần tài xã giao. Ít kiên nhẫn với các nghề bác sĩ, luật sư, kế toán, kỹ sư.

Dễ chán nản với công việc cố định và đều đặn. Nếu làm công, thường xuất sắc, được các bạn đồng sự mến chuộng, có nhiều sáng kiến nhưng không kiên nhẫn. Nếu làm chủ thường tạo nên không khí vui vẻ, thích thú, sẵn sàng đón nhận ý kiến của mọi người và luôn luôn khuyến khích, tưởng thưởng nhân viên.

Dễ tiêu hoang phí cho mình, cho gia đình và cho người cộng tác. Không thích tiết kiệm mà thích sắm sửa. Rộng rãi về tiền bạc và quà bánh đối với mọi người.

Quan niệm kiếm ra tiền là để tiêu pha cho sướng. Tóm lại, đó là người kiếm tiền cũng dễ dàng và tiêu pha cũng dễ dàng.

Tiền bạc như chiêm bao, sáng vào tối ra là thường.

Tình duyên


Tình duyên sâu xa, vững bền sau khi đã suy nghĩ kỹ lưỡng. Khi chưa kết hôn, thường là người đa tình, hào hoa và thích phiêu lưu tình cảm do đó có thể bị tai tiếng.

Không muốn làm đau khổ kẻ khác, nhưng vô tình lại coi thường tình yêu. Khi lập gia đình rồi, là người rất trung thành, thích cảnh ấm cúng, săn sóc, chiều chuộng gia đình hết mực. Tuy nhiên không vì thế mà rời bỏ các đam mê riêng tư.
Theo Megafun (còn tiếp)